Ly Cafe Muối

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngập mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý.

Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:

– Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!

Mọi người đứng xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai. Chàng trai đỏ mặt nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.

Cô gái tò mò:

– Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?

– Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển – Chàng trai giải thích – Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.

Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái bắt đầu nói chuyện cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình… Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo…

Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm… Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.

Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu vì “công chúa” đã tìm được “hoàng tử”, và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.

Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai – nay đã là chồng cô – một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.

Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:

“Gửi vợ của anh,

Xin em tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất – về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó, anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ mói dối em một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.

Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích cà phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì mình đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có được em, và anh sẽ uống cà phê muối cả cuộc đời”.

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt.

Nếu bạn hỏi người vợ rầng: “Cà phê muối có vị thế nào?”, chắc chắn bà sẽ trả lời: “Ngọt lắm”.

(Sưu tầm)

Nghẹn ngào…

Tôi đã thấy những giọt nước long lanh
trên mắt ai đó
Những giọt nước mắt khốn khổ
chảy xuống dòng đời
Đừng làm nước mắt tôi
phải rơi theo nó…

Cuộc sống lắm điều nghiệt ngã
Hạnh phúc chơi vơi nổi chìm
Nín đi em!
Mở mắt ra mà nhìn giông tố
Xé nát nỗi khổ
cuộc đời mình.

Làm sao có thể quên?
Đôi bàn tay níu lấy qua khe cửa
Mắt em lệ ứa
Gượng cười trong bóng tối của đêm
Khoảnh khắc thời gian chợt úa mềm
Trên đôi tay run rẩy
Những giọt nước mắt chới với
chìm vào bóng đêm
Trong tiếng nấc nghẹn ngào của em
Tôi thấy mình bé lại…

Làm sao tôi có thể hát hò mê mải
Trên lưng cuộc đời lắm nỗi đớn đau?
Làm sao tôi dám buồn sầu
Khi quanh mình người khác đang bất hạnh
lặng lẽ tựa vai bên đời hiu quạnh…
Chẳng hề trách móc gì ai…
Ưu phiền của tôi
Chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
trên sa mạc cuộc đời muôn nghìn khổ ải
Tôi muốn dùng con tim mình níu lại
Để được san sẻ nỗi đau
Nhưng tôi chỉ biết nghẹn ngào…
nhìn tôi
bất lực…!

Chấm hỏi (?) và chấm than (!)

Có những điều chúng ta không thể hiểu
Ai là người lý giải cho thế hệ tương lai?
Những ưu tư chất đống mệt nhoài
Trong cuộc sống hôm nay đi về hối hả

Có những cái chết trở thành bất tử*
Của anh em hai miền bắn xé vào nhau
Của những người mẹ đôi bên ruột quặn lòng đau
Dõi trông chốn thiên thu nơi con mình nằm đấy

Những giọt nước mắt không bao giờ biết hỏi
Vì sao cái chết đến với anh mà không phải tôi?
Vì sự hy sinh vượt trên cả đất trời
Để hôm nay đất nước ngẩng mặt lên mà nhìn thiên hạ

Rằng non sông ta được vun đắp bởi những dòng máu đỏ
Để hôm nay ta có thể nở nụ cười
Cho dù là cố gượng để môi nở rất tươi
Nhưng phía sau lưng sao mà nhăn nhúm

Những con sâu cứ rúc rỉa trên lương tri kẻ sống
Như những nhát dao xé rách chiếc lưng trần
Công bộc của dân đã hủy hoại dân
Để lưng tổ quốc đêm nay lại rướm máu**

Những câu hỏi xoáy vào như kim châm vô não
Vì sao sống chết cũng biết lòn qua cửa sau
Để một tên man rợ mỉm cười trên nỗi đớn đau
Để một người lành phải hủy hoại tương lai bằng khẩu súng kíp

Biết rằng đời người ai cũng phải có một lần chết
Nhưng chết thế nào để người khác có thể nhìn vào
Để lương tri nhân loại không phải thều thào
Bởi oan sai và vô vàn uẩn khúc.

Đó chính là điều muôn vạn người mơ ước
Biết bao giờ ta mới được là ta?
Để công bằng chân lý thêm một lần nữa sinh ra
Cho những giọt nước mắt đừng khô trong hiu quạnh.

(*) Ý thơ Tố Hữu?
(**) Mượn ý thơ Trần Dần

Sự vô tâm đáng sợ

vocamdangsoMột chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi.
Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô.
Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?”
Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”
Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe:
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung….

(Sưu tầm từ blog của Kevind YangTrần Quốc Tuấn)

Đồng tiền

Đọc bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Amsterdam:

Trước đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, em Nguyễn Trung Hiếu, HS lớp 11 chuyên lý, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

Nguyễn Trung Hiếu

Trong tim có đá!

(Trích từ báo Tuổi Trẻ)

TT – Cuối tuần, bạn gọi điện đố: Tết này người ta ăn lớn hay nhỏ? Trả lời: Chắc là nhỏ thôi. Cả thế giới khó khăn chứ riêng gì Việt Nam! Bạn cười, và rủ đi uống cà phê. Ở một quán bên lề trên đường Lý Tự Trọng, bạn bảo hãy quan sát cho kỹ một cửa hàng bên kia đường. Đó là một cửa hàng nhỏ nhưng nổi tiếng ở TP.HCM về việc cung cấp bia ngoại nhập và các loại thực phẩm của hiếm từ Mỹ, Nga, Pháp, Đức…

307828
 
Chợ Tết lề đường của người nghèo – Ảnh TTO

Chỉ một buổi sáng thôi mà thấy choáng với cái cách sắm tết của giới thượng lưu. Xe hơi cứ nối đuôi nhau đậu dài dài, bước xuống là những quý bà sang trọng. Họ toàn là chỉ, hỏi và móc tiền trả xoành xoạch. Không một tiếng cò kè. Và sau đó là mấy anh chàng phục vụ với tài xế cứ khuân hàng chất kìn kìn lên xe.

Rời quán cà phê ở đường Lý Tự Trọng, bạn chở về chợ Tân Định, nơi đó có một cửa hàng chuyên bán rượu tây. Và ở đây, thấy choáng khi mỗi chai rượu có giá hơn một tháng lương công nhân nhưng cứ được mua như nước suối!

Bạn cười cười hỏi: ”Thế nào, người ta ăn tết lớn hay nhỏ?”. Trả lời: “Lớn quá!”.

Bạn lại cười, bảo lên xe chở đi tiếp. Và lần này là trực chỉ ra Tân Kỳ Tân Quý, đến hết đường thì rẽ trái ra quốc lộ 1A. Ở đó có rất nhiều nhà máy. Và chiều về, khi tan ca, từng đoàn công nhân rẽ vào các chợ xép. Họ móc trong túi, trong ví từng đồng tiền lẻ nhàu nhò để mua quả trứng, bó rau.

Nhưng đừng tưởng không có chợ tết cho công nhân nghèo. Chỉ vài ngày nữa thôi, họ cũng hòa vào dòng người để về quê sum họp với gia đình ba ngày tết. Và đã về thì cũng phải có quà cho cha mẹ, cho các em. Nhưng quà tết công nhân thì khiêm tốn lắm. Đó có thể là chiếc dây nịt cho cha, loại mang vài lần là muốn gãy với giá chỉ chục ngàn đồng, là chiếc áo bán xôn bên đường chỉ 30.000 đồng/chiếc cho mẹ, là những bịch kẹo thèo lèo vài ngàn đồng/gói cho em…

Bạn cười buồn hỏi: ”Thế nào, người ta ăn tết lớn hay nhỏ?”. Trả lời: “Quá cám cảnh!”.

Bạn – một cán bộ nhỏ ở một quận, nhưng cũng là chỗ tiếp xúc nhiều với dân, mà nếu muốn ắt cũng khối điều kiện để kiếm phong bì. Nhưng bạn bảo ngay từ nhỏ đã được cha dạy rằng trong trái tim của mỗi con người, ai cũng có một mảnh băng đá mà tạo hóa đã cấy vào. Người nào mà trái tim còn biết đập loạn nhịp khi chứng kiến những cảnh bất công trong cuộc đời thì mảnh băng đá ấy ngày càng bé đi.

Còn ai mà dửng dưng với mọi chuyện, sống kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, chẳng mấy chốc mảnh băng đá ấy lớn lên và làm đông cứng quả tim. Khi ấy, không chết cũng chẳng còn ra hồn người! Vì vậy, năm nào bạn cũng làm một vòng đến chỗ người ta sắm tết dữ dội nhất, rồi qua nơi người nghèo mơ tết để trái tim luôn nóng mà kiềm chế mảnh băng đá kia.

Bài học mà bạn nằm lòng từ lời răn của cha mình có lẽ cũng là bài học chung. Chúng ta không phê phán những vị đại gia sắm tết tưng bừng, bởi sau một năm vất vả họ có quyền thưởng cho mình một cái tết sung túc – miễn rằng tiền ấy sạch, không bóp hầu bóp họng người khác mà có. Nhưng đừng lấy cái tết của người giàu cộng với cái tết của người nghèo rồi chia trung bình để tự trấn an lòng rằng dân ta đã khá lên nhiều lắm. Khi ấy, mảnh đá trong tim bắt đầu lớn lên rồi đấy!

HUY THỌ

Quen hơi…

hoahongPhải công nhận ông bà mình ngày xưa nói đúng ghê: “Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi”. Hôm nay bị nghẹt mũi nên chẳng biết cái hơi nó làm sao, nhưng rõ ràng là quen. Vì bình thường thì không sao, nhưng khi bệnh lại… nhớ.

Giang hồ cũng có nói: Không ai căm ta bằng vợ ta, không ai ghét ta bằng vợ ta, không ai thù ta dai bằng vợ ta, không ai hận ta bằng vợ ta, nhưng cũng không ai yêu ta bằng vợ ta, không ai lo cho ta bằng vợ ta đâu. Phụ nữ vốn hiền lành và giàu lòng nhân ái, do đó mà đàn ông được hưởng ké. Những lúc một mình mà bệnh thì thấy buồn ghê, thiếu ghê… Con cái nó thấy bố bệnh thì hỏi ba bệnh gì, khám bác sĩ chưa ba, rồi nấu hoặc mua cho ba tô cháo nóng ăn cho giải cảm, sau đó thì ai lo việc nấy chứ có được như vợ đâu. Mỗi lần thấy chồng bệnh thì vợ thường lườm rồi nguýt: Tướng tá vậy mà bệnh hoạn gì? Giả vờ chứ gì?… Nói thế nhưng phía sau lưng thì lại đi pha ly chanh nóng đem đến bắt chồng phải uống cho được, lúi húi dưới bếp băm thịt nạc nấu một tô cháo thật ngon bắt chồng phải ăn, rồi ngồi nhìn chồng ăn cho bằng hết mới thôi, mới định thiếp đi thì thấy ai đó bôi dầu gió vào lòng bàn chân rồi bảo chồng mang vớ vào cho nó ấm, nhưng miệng thì cứ huyên thuyên: Giả vờ vừa thôi ông ơi! Bệnh hoạn gì đâu…

Ấy, thế đấy… Thế mà chồng thì mau quên, xong việc lại bù khú với bạn bè, đến khi bệnh thì mới biết nhớ đến vợ, mới nhớ đến cái hơi ấm, nhớ đến cái chậu của con cá lia thia… Còn bình thường thì nhớ đến ba cái chuyện tào lao không hà, hèn chi phụ nữ không căm không hận sao được! Nhưng những cái căm cái ghét kia cũng rất dễ thương và đáng yêu đáng nhớ, vì đó là của vợ chứ có phải của người khác đâu. Có vậy thì mới là vợ chứ! Phụ nữ muôn năm mà!

Mặt trái

Hôm nọ anh em bạn ngồi nói chuyện chơi về PR và vinh quang của giới nghệ sĩ mà ta thường bảo là người của công chúng, Tôi thì như Hai Lúa lên thành nên chẳng biết ruột gan thiên hạ ra sao, lá cải sâu rọm thế nào. Thực tình thì ở quê, tôi cũng có Internet, nhưng vì mình không thích ba cái chuyện tung hê bới móc nghệ sĩ nên chẳng thèm quan tâm làm gì. Anh bạn tôi, cũng là một đại gia trong thành phố, nói một câu khá phũ phàng: Em nói anh L không tin vì anh không biết đó thôi, chứ lâu nay giới ông bầu của nghệ sĩ và đại gia vẫn thường nói với nhau câu này – Nếu em muốn nổi lên, thì trước hết em phải biết… nằm xuống!

Trời ạ, chẳng lẽ mặt trái của vinh quang chỉ là như thế? Ánh hào quang trở thành… xác thịt bình dân thế thôi sao? Chỉ là chiếm đoạt thể xác nghĩa là xong. Hóa ra là cái vốn tự có của người con gái cũng có giá khá cao ấy nhỉ? Nhưng cái giá ấy sao mà cay quá, sao mà đắng quá. Vốn tự có quý vì biết gìn giữ và coi trọng nên nó quý, chứ nếu xét ra thì lên giường nhà ngói như nhà tranh, chỉ một lần thỏa mãn thì có gì đáng quý đâu. Thế mà quý ông ai nấy cứ coi chuyện chiếm đoạt ấy là điều ắt có và đủ, là chứng tỏ nó phải biết nằm xuống mới có cơ hội vươn dậy, tôi cho đó là một suy nghĩ thấp hèn và tầm thường quá. Bây giờ anh có chức, có quyền, có tiền, có địa vị, anh muốn lăng xê đưa em nào lên là quyền anh nên anh tha hồ chứng tỏ quyền uy của anh bằng vốn tự có của người ta trên giường, nhưng rồi mai đây, quyền uy anh còn mãi không? Tiền bạc anh còn mãi không? Anh nói người ta có còn nghe không? Hay là người ta sẽ coi anh như một vết nhơ già cỗi, có thể trước mặt anh, người ta nuốt hận, nén lòng quên đi cái nhục để mà sống, nhưng sau lưng anh, người ta coi anh như một con thú không hơn không kém. Anh có thể coi đó là một cái giá vinh quang dựa trên sự sòng phẳng, mà anh quên đi rằng, những giọt nước mắt của lần hiến thân ấy bị nuốt xuống đâu đó trong họng và trong hồn, nó cũng biết rên rỉ…

Nhưng lạ một điều là không phải chỉ anh là người đáng trách đâu, mà kẻ đáng trách có khi nằm ở vai kia nữa, vì một người có tài năng có thể tự dựa trên khả năng mình mà vươn lên, lên không nổi thì thôi, nhưng không thiếu những em bất tài, chỉ biết đem cái nhan sắc dao kéo và cái vốn tự có ra làm nấc thang để bước lên danh vọng thì nói của đáng tội, cũng đáng lắm. Mà nếu thế thì cái vốn tự có ấy nào có ra gì, chỉ là những nhu cầu nhục dục hết sức tầm thường, nhưng người ta vẫn làm, vẫn thỏa mãn, để vin vào vai mà vươn lên trên một mặt bằng nghệ thuật dỏm, ca sĩ nhảy nhiều hơn hát, nhà văn cởi nhiều hơn viết, thành ra cái đống rác văn hóa nghệ thuật lệch khuôn ngày một nhiều hơn, tư tưởng chiếm đoạt, hưởng thụ, trả giá nằm trên môi miệng nhiều hơn, sự thanh cao và chuẩn mực bốc hơi đâu mất, chỉ còn lại những thứ rất chi là trơ trẽn trên giường, nơi văn hóa và vinh quang hành lạc để trao đổi lẫn nhau, sau này sẽ trưng ra công chúng những thứ nghệ thuật dỏm.

Một vài anh bạn hôm ấy cho tôi là kẻ bảo thủ, nhưng cũng có một vài người rất đồng thuận với tôi, song anh bạn của tôi vỗ vai tôi và bảo rằng, chuyện anh muốn chỉ có trong mơ thôi, cuộc sống bây giờ phải thế, lắm khi phải tàn nhẫn như thế để mua lấy vinh quang. Tôi chỉ cười và nói với các bạn rằng, nếu sự cổ hủ làm cho tôi biết đứng thẳng, làm cho tôi biết nhìn thẳng vào mắt con tôi để nói cho chúng biết thế nào là giá trị đạo đức thì tôi chấp nhận mình mang tiếng cổ hủ, chứ vinh quang trong cay đắng và tủi hổ như thế thì tôi thấy xót quá, vết thương trên thân thể xã hội nhiều quá rồi, không nên làm đau thêm nữa.

Cơn bão kinh hoàng của sự thật

conbaokh Hôm ấy là một buổi sáng hơi khác thường. Tớ vừa đi lễ nhà thờ về, chưa kịp mở máy tính, thì bỗng nghe trên tivi thông báo đại họa sinh thái vừa xảy đến cho trái đất, đại họa gì thì phát ngôn viên nhà đài cũng ú ớ không nói được, chỉ cho biết đại khái là vì cư dân trái đất ăn chơi phung phí quá nhiều, lỗ hổng tầng ôzôn càng ngày càng rộng, đến nỗi cơn bão từ ở bên ngoài trái đất bỗng dưng xâm nhập vào hành tinh chúng ta một cách thoải mái, nhưng may là bão từ chứ không phải bão thiệt nên chẳng ai hay biết, nắng vẫn lên, trời vẫn trong xanh và thiên hạ vẫn yêu nhau, vẫn tung tăng trong một buổi sáng trời đẹp.

Trời ạ! Có ai biết đâu rằng cơn thịnh nộ của Thần Chân Lý đã đến, vì sau khi cơn bão từ lan tỏa từ đô thị cho đến thôn quê, các mạch truyền thông của nước ta bỗng dưng bị virus xâm nhập, thoạt nhìn thì chẳng thấy gì, vẫn hoạt động bình thường, phải gọi là tối ưu mới đúng, mạng ây-đi-étx-eo chạy vèo vèo như đường đua Grand Prix, mấy chục mạng Vi-phôn hay mô-bai mô-biếc gì cũng không hề bị nghẽn, nhanh thấy mà thương luôn á, nhưng vì con virus quái ác kia nó xâm nhập mau quá, không biết nước ngoài ra sao, chứ Việt Nam ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau hễ có cái gì liên quan đến truyền thông là nó lây lan nhanh đến mức độ chóng mặt, và cái sự lây lan này mới là điều đáng nói, chẳng phải lây lan bệnh hủi hay lây lan virus Êbôla, cũng chẳng phải lây lan Xi-đa hay Siêu vi B gì ráo, mà lại lây lan một thứ đúng là Thượng đế cũng phải khoái: Đó là virus Sự Thật!

Quả thực, hễ ai có một thao tác gì về mặt truyền thông thì bị ảnh hưởng ngay lập tức, nghĩa là bỗng dưng ai nấy tự dưng nói thật, khai thật ra tuốt luốt những gì lâu nay mình đã lừa dối… lừa dối Chúa, lừa dối xã hội, lừa dối cộng đồng, lừa dối vợ con vân vân và vân vân… Cứ ai nấy vừa đăng nhập vào mạng hoặc Alô một tiếng là bị dính chấu, tự nhiên không đánh mà khai sạch sành sanh không sót một thứ gì, và đó chính là một đại họa cho con người, vì nghe đâu VN mình bây giờ truyền thông phủ sóng 100%, từ dân tộc Mường ở Sơn La cho đến Bác Ba Phi ở mũi Cà Mau đều có điện thoại di động alô suốt ngày, do vậy mà nó lây lan với mức độ vô cùng khủng khiếp. Bản thân tui lúc đầu nghe nói thì hoảng quá, vội alô báo cho người này người nọ biết mà tránh, ngờ đâu quá ngây thơ mà quên đi rằng: việc alô chừng nào nó lây nhanh chừng ấy, bạn bè lại alô tiếp và mức độ lây lan virus Sự Thật này theo cấp số nhân, chỉ trong vài giờ là gần hết dân số con Rồng cháu Tiên của chúng ta bị nhiễm virus Sự Thật rất kinh hoàng này.

Nhưng mà lạ ghê nghen, sự thật mà sao lại kinh hoàng nhỉ? Ai mà không muốn sống với những con người chân thật và chân chính? Đáng ra có được sự thật thì ai nấy phải vui mừng mới đúng chứ? Sao lại trái khoáy như thế này? Chẳng biết sung sướng ra sao, nhưng tui lỡ bị lây rồi thì cho nó lây tá lả trong người mình luôn, cứ việc vô mạng mà xem tình hình nó thế nào rồi…

Ôi, thì ra bây giờ mới biết, điều đập vào trước mắt ống kính của phóng viên ghi hình được ngay tại Kho bạc Nhà nước là hàng lớp hàng lớp ôtô sang trọng của các quan đem đến nộp lại tiền tham nhũng bấy lâu nay, kiểu này chắc nhân viên kho bạc làm việc mệt xỉu, Sở lao động phải bố trí thêm một lô nhân viên cùng hàng chục bàn nộp tiền bày ra khắp góc phố, ngân sách Nhà nước đột nhiên tăng vọt đến mức chóng mặt, hàng loạt quan chức sau khi nộp tiền cũng trả luôn cái ôtô mới cóong rồi liếc nhìn một cách tiếc rẻ cái ôtô bóng lộn kia lần cuối đoạn cuốc bộ về nhà… hàng loạt quan tòa đứng ra xin lỗi những người bị án oan, hàng loạt luật sư đem nộp lại tiền chạy án, gần mấy trăm ông tiến sĩ thạc sĩ đem trả lại những cái bằng dỏm từ lâu nay, rồi nào là Giám đốc sở, phó giám đốc Cty này cty nọ đột nhiên từ chức và làm bản kiểm điểm vì lâu nay xài bằng giả, trò xin lỗi thầy vì dối thầy hôm qua cúp cua đi hát karaôkê, thầy xin lỗi trò vì lâu nay nâng điểm vô tội vạ, ông bộ trưởng này, ông thứ trưởng kia tự dưng hiền lành thấy mà thương, một lòng vì dân vì nước. Mấy bà nội trợ đi chợ chẳng thấy cãi vả gì, mua đồ ăn thức uống không cần phải trả giá, không hề nói thách, thấy giống như ở trên thiên đàng vậy, ai nấy ra ngõ tay bắt mặt mừng, kể lại những gì lâu nay lỡ lừa dối nhau, ông ăn chả bà ăn nem thế nào cứ vậy mà khai tuốt luốt… vân vân và vân vân…

Tưởng rằng một cơn gió mát đang thổi vào lòng người, virus Sự Thật đã vô hình trung đưa tất cả chúng ta lên thiên đàng hưởng phúc ráo trọi, nhưng…

Khổ nỗi con virus này nó chỉ cho người ta nói thật thôi mà không cho người ta một điều quan trọng hơn sau đó, ấy chính là sự Tha Thứ, do vậy mà Trời hỡi, sau khi hàng loạt sự thật bị lòi ra, tưởng rằng xã hội cứ thế mà thăng hoa, ngờ đâu cái tăm tối của lòng người lại sôi lên sùng sục, ngày xưa mày ép tao nhé, ngày xưa mày ăn hối lộ của tao nhé, ngày xưa mày xài bằng giả mà lên mặt ức hiếp tao nhé, ngày xưa bà đi ngoại tình với thằng đó bây giờ mới khai nhé, ngày xưa ông mua nhà cho con bồ nhí bây giờ giấy tờ nhà đâu rồi đưa đây, ngày xưa anh có hai đứa con rơi mà giấu tôi nhé, ngày xưa… và ngày xưa… với những tức tối hằn trong những đôi mắt long lên sòng sọc nhìn nhau như kẻ thù, vì sự thứ tha chẳng tìm thấy đâu, và thế tưởng rằng yên ắng, ai ngờ lại đáng sợ hơn. Hóa ra sự thật cũng có cái giá của nó, và cái giá của nó kể ra cũng khá đắt.

Đang lúc người ta đang bày mưu tính kế để trả đũa những cơn đày ải ngày trước thì Thượng đế phát hoảng, bèn gọi điện ngay cho ông trùm Norton liệu mà diệt con virus sự thật kia ngay lập tức, nếu không e án mạng sẽ xảy ra liên miên, không chừng còn tồi tệ hơn. Ông Norton thì tay nghề quá rõ nên đối với dạng virus này chỉ là đồ tép nhem, chỉ vài giờ là ổng kiểm soát và diệt được ngay, tuy nhiên ổng không chịu cho free mà đòi trả tiền bản quyền phần mềm mới đắng chứ, dân VN mình quen xài phần mềm chùa từ lâu nay rồi nên lấy đâu ra tiền mà trả, và thế là phải nhờ đến cái cậu học sinh dạo nào bẻ khóa trang web ấy bẻ giùm cái Norton cho dân VN mình xài gấp chứ người ta đang hăm he trả thù giết nhau tới nơi. Cậu nhóc liền lên bàn phím múa may một hồi và bẻ khóa cái rụp, thế là virus sự thật chết thẳng cẳng, vì thế mới có ngày hôm nay.

Trăng vẫn còn nghẹn

trangnghen Ánh trăng được nhiều người ví như là văn hóa của chúng ta, vì cái vẻ đẹp huyền diệu của nó giữa trời đêm, nổi bật lên hẳn so với ngàn sao lung linh, tồn tại từ thuở khai thiên lập địa đến giờ, lòng ta buồn, lòng ta vui… nhìn trăng, trăng vẫn đẹp như chính nó khiến lòng ta nguôi lại. Biết bao thi sĩ đã dùng hình tượng trăng mà dệt nên những vần thơ để đời, đưa đến cái ánh sáng văn hóa chân thực trong lòng ta từ lúc ta còn nhỏ, nay tóc đã bạc, mắt đã mờ, gối đã mỏi… thế mà ta vẫn còn thuộc lòng, đơn giản vì nó là văn hóa.

Ấy thế mà tôi cảm thấy như trăng nay đã nghẹn, như bị những đám mây chảnh chọe của cuộc đời làm vấy bẩn, che mất đi cái huyền diệu vốn có của nó chiếu xuống cho đời, thậm chí nó không chiếu nổi cái ánh sáng đẹp như mơ kia vì biết bao điều trái khoáy dở hơi của chính chúng ta đã làm trăng mắc nghẹn, nấc từng cơn lập lòe cho nhân gian dật dờ theo. Chẳng qua là vì mới đây, trong số hằng trăm bài thơ của hơn hai trăm tác giả tham dự Cuộc thi Thơ Đồng bằng Sông Cửu Long, bài thơ "Trăng nghẹn" của Nhà thơ Hoài Tường Phong đoạt giải Nhất, ấy thế mà chẳng hiểu vì sao, các nhà Quản lý Văn hóa nghệ thuật cho rằng nhạy cảm thế nào ấy mà lại can thiệp thô bạo với tác giả, đề nghị tác giả từ bỏ giải thưởng đó đi, không dám trao giải, vì thế này… vì thế kia…, nhưng tôi rất cảm kích với Tác giả bài thơ, ông cương quyết không chịu nhượng bộ, cho dù sửa lại một chữ "chưa" bằng chữ "chờ" ở câu cuối, ông bảo rằng không dám trao giải thì thôi, chứ có giải thì ông nhận chứ chẳng việc gì lại rút khỏi giải, xảy ra chuyện này nghĩa là các vị quản lý văn hóa ấy vẫn còn run sợ trước những sự thật đến mức phũ phàng trên những câu từ chắt lọc mà nhà thơ dám viết ra. Tại sao lại quái gở như thế? Chúng ta hãy đọc bài thơ này đi! Tác giả sai chỗ nào hoặc vu cáo ai đâu mà cho là nhạy cảm nhỉ?

TRĂNG NGHẸN

Hoài Tường Phong

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẻn lẻn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.

Trăng chưa hết nấc cục thì lại thêm một kiểu chảnh chọe khó nuốt khi người đẹp (?) nọ giới thiệu rềnh rang cuốn tiểu thuyết ba xu "Sợi Xích" tại khách sạn New World. Nghe đâu tiểu thuyết này được Hội Nhà Văn cấp giấy phép liên kết xuất bản. Trời ạ! Văn chương Việt Nam chỉ đến thế thôi sao? Hội Nhà Văn của chúng ta là những tinh hoa của lối viết bập bẹ rẻ tiền chuyện phòng the của loại diễn viên "Rung chuông là… cởi" như thế hay sao hả Trời? Đấy, cái văn hóa Việt Nam ngày nay được tính toán giàu sang nghèo hèn như thế đó. Ông Nhà thơ nghèo chuyên nghề làm răng giả, vợ bán tạp hóa ở Miền Tây thì làm sao đủ đô PR mà sánh với diễn viên thành phố dư tiền dư bạc. Nghe đâu bị dư luận phản ảnh ầm ĩ quá nên Hội Nhà Văn luống cuống ra lệnh cho thu hồi sách rồi, chẳng biết thu hồi được đến đâu, mà cho dù có thu hồi đi nữa thì cái niềm tin đặt vào Hội Nhà Văn của chúng ta cũng đã bị sứt mẻ vì những kiểu biên tập cẩu thả, cấp giấy phép bừa bãi đối với những sản phẩm văn hóa kinh khủng như thế. Chẳng trách gì Việt Nam chúng ta không có tác phẩm lớn là vậy. Trăng nhìn thấy kiểu làm ăn này bảo rằng trăng không nghẹn sao được?

Rồi lại đến chuyện một người đẹp (?) khác đi diễn show thời trang lại đem theo 26 vệ sĩ đi kèm còn hơn là tổng thống, chẳng biết show của cô ấy đắt khách đến đâu hay nét đẹp cô ấy quý giá đến cỡ nào mà được vệ sĩ bảo vệ kỹ thế? Đẹp hay quý đâu chẳng biết, chỉ thấy ồn ào tới mức chảnh chọe. Đảm bảo rồi mai đây, một người đẹp khác sẽ thi nhau tăng số lượng bảo vệ lên cho oai cho mà xem, nó đem 26 bảo vệ được thì mình đem 100, rồi 200…, bỏ ra vài chục triệu thuê vệ sĩ cho oai thì cũng dám có người làm lắm. May là show diễn trong nhà nên Trăng không nhìn thấy, chứ nhìn thấy không chừng Trăng phải nhăn mày nhăn mặt mà quay đi chỗ khác, để khỏi lọt vô mắt mình cái chảnh chọe vô bờ bến của những kẻ rửng mỡ.

Mà thôi, trăng cũng nên nghẹn, chứ trăng cứ mở mắt ra mà nhìn những cảnh trái khoáy dở hơi kiểu này thì không chừng tắt luôn chứ chẳng phải nghẹn nữa đâu, ông Trăng nhỉ?

*(?): Nghe nói đẹp, chứ chẳng biết là đẹp không nữa…

Sự bất hiếu ngọt ngào

mother Nguyễn Quang Thiều

Có một sự thật là: tình thương yêu và hy sinh vô bờ của người mẹ cho những đứa con từ khi có loài người đến nay chẳng hề thay đổi, nhưng lòng hiếu thảo của những đứa con đối với mẹ mình càng ngày càng trở thành một nguy cơ trầm trọng.

Hai bộ phim hành động Mỹ nổi tiếng mà tôi xem đi xem lại nhiều lần là Godfather và American Gangster. Và trong cả hai bộ phim đầy cảnh bắn giết này có một câu chuyện luôn luôn làm tôi thực sự xúc động. Đó là tình yêu của hai ông trùm Mafia Mỹ đối với người mẹ của mình. Lòng hiếu thảo là một chiếc thước đo đạo đức có giá trị nhất. Đó cũng là phần nhân tính cuối cùng của con người mà nếu đánh mất thì con người không còn gì để nói nữa. Có lẽ vì ý nghĩa ấy mà những nhà làm phim Hollywood đã cố níu giữ lại cho xã hội một niềm tin cuối cùng về nhân tính con người. Bởi phần nhân tính này với nhiều yếu tố là phần nhân tính khó bị suy đồi nhất.

Những năm gần đây, chúng ta phải đau đớn chứng kiến những chuyện bất hiếu. Và có những chuyện bất hiếu đã trở thành những tội ác man rợ. Đó là những câu chuyện bất hiếu đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin và lên tiếng cảnh báo. Nhưng còn có một phía khác của sự bất hiếu mà chúng ta chưa lên tiếng hoặc chưa ý thức rõ về nó mà có người gọi nó bằng một cái tên "Sự bất hiếu ngọt ngào".

"Sự bất hiếu ngọt ngào" là chỉ những đứa con có đủ điều kiện vật chất để nuôi những người mẹ. Nhưng những đứa con đó không cho mẹ mình được tham gia vào những sinh hoạt tinh thần của gia đình. Sự thật là có những bà mẹ chỉ sống giữa những đứa con như một thực thể sống tự nhiên chứ không phải là một trung tâm của tình cảm. Với lý do công việc và với muôn vàn lý do khác, những đứa con đã để mẹ mình sống cô độc ở một làng quê gần, xa nào đó hoặc ngay trong chính thành phố mà họ đang sinh sống.

Tiếp tục đọc

Gia đình…

hchup32 Chỉ hai từ đơn giản này thôi nhưng nó chứa đựng biết bao nỗi buồn vui, biết bao niềm đau hay hạnh phúc đến trong đời mỗi người. Ở đây tôi không dám đào sâu về những mối tương quan hay những lý tưởng cao vời thần thánh hóa cái nôi rất êm ái và dịu ngọt của mỗi người, đó là gia đình… mà ai cũng có. Nhưng đón nhận hay không thì tôi không dám quả quyết, các quan niệm phóng khoáng và cực đoan cứ quyện vào nhau, cứ mổ xẻ nhau, cho rằng gia đình là cần hoặc chẳng cần, nhưng thôi, tôi không muốn dài dòng, chỉ vì nghe đôi chuyện bên lề cuộc sống của những suy nghĩ rất trẻ và rất lạ, nên tôi cũng xin mạn phép lan man ngoài rìa một tí mà thôi.

Tôi có quen một chị bạn hơn tôi năm bảy tuổi gì đó, chị là giáo viên về hưu, nhan sắc chị mặn mà lắm, nhưng sau bao nhiêu lần lỗi nhịp và cả lỗi hẹn, chị vẫn cô đơn một mình, bây giờ ở nhà nuôi mẹ già, lâu lâu đến thăm chị, chị thường bảo tôi, lắm khi buồn buồn rưng rưng nước mắt, chị nói: Chị nói thật với mày nhé! Bây giờ già rồi mới nhận ra cái sai lầm của mình hồi xưa, cứ mãi kén cá chọn canh để bây giờ mới thấy hối hận, lớp trẻ bây giờ tụi nó thành đạt sung sướng, thu nhập cao, ăn tiêu thoải mái, vui chơi vô tư, lắm đứa cho rằng lấy chồng hay lấy vợ làm chi cho khổ, như là đeo cái gông vào cổ, ở vậy chẳng sướng hơn ư? Vừa độc lập vừa tự do, chẳng bị gò bó… nhưng chúng đâu biết rằng, công việc và thu nhập cao đâu có thể gắn bó với mình mãi mãi được đâu? Rồi đây ta sẽ già đi, cha mẹ ta qua đời rồi, anh em thì gia cảnh khó khăn, ai lo phận nấy, bây giờ ta không còn tiền của như xưa, nắng chiều soi rọi sắp đến gót chân rồi, lúc ấy có muốn lấy chồng cũng chẳng ai lấy, hối hận thì cũng đã muộn rồi. Chị nói cho mày biết là nếu có kiếp sau, chị sẽ lấy chồng ngay tắp lự chứ đừng tưởng đong đưa chảnh chọe lúc trẻ là hay đâu mày ạ. Ai cũng chỉ có một thời, cái sắc cũng thế và cái duyên cũng thế, đằng nào rồi cũng tàn tạ theo thời gian, lúc ấy nhìn những người chung quanh mới thấy thèm cái không khí gia đình ghê gớm, mới thấy cái gia đình nó đáng quý biết chừng nào, như chị đây thì đã muộn rồi, con cháu không có, muốn sinh một đứa con cũng chẳng được, bây giờ chị chỉ biết nhìn nắng xế buông dần trên vai mà tủi, mà tiếc, mà nhớ… Thượng đế trao cho con người cái tổ ấm thân thương là gia đình, thế mà lắm người cứ tưởng mình tài giỏi mãi mà không chịu đón nhận, thế thì về già đành phải chịu cảnh hiu quạnh là lẽ thường, có nuôi chục đứa con nuôi đi nữa cũng không thể nào bằng giọt máu của chính mình được. Chị ấy kể lại cho tôi với giọng buồn héo hắt đến não ruột, nhưng tôi nào biết làm gì để giúp chị được? Giới thiệu hay làm mai chị với một ông nào đó góa vợ ư? Chị đâu phải cần chồng mà nhận lời. Nếu chị giàu thì tay ấy cũng bòn rút hết của cải thôi, còn nếu chị nghèo thì rõ ràng khó có ông nào tìm đến. Cuộc đời nó đắng cay là thế đấy.

Vậy đó, chỉ đôi dòng tâm sự của chị thiết nghĩ như là câu trả lời gia đình cần hay không cần là đủ rồi…

Kiếp nô lệ

daoto Nói đến nô lệ thì chắc hẳn không ai trong chúng ta đều muốn cả. Chế độ nô lệ đã bị xóa vĩnh viễn từ lâu, tuy nhiên có chắc là vĩnh viễn như thế không? Chưa ai dám quả quyết cả. Tôi nói vậy bởi vì ngày nay thân phận con người tuy tự do là thế nhưng vẫn bị trói buộc một cách âm thầm và tinh vi bằng những sợi dây ràng có khi rất dễ thương và cũng có khi đó là những sợi dây ràng đáng ghét, trói ta lại bằng những thứ gông cùm không khác gì kiếp nô lệ ngày xưa. Điều cần phân biệt ở đây là có người bị trói và có người được trói. Được hay Bị gì gì đi nữa thì cũng đều là nô lệ cả.

Nhưng vì sao mà lại được trói chứ? Chẳng lẽ được làm nô lệ hay sao? Nghe thì chói tai thật đấy nhưng cũng không sai lắm đâu. Vì cuộc sống hôm nay không thiếu những người đang chấp nhận kiếp nô lệ cho hư danh, cho tiền tài, cho lòng tham lam, cho cả nhục dục, cho sự ganh ghét… nó thấm nhẹ nhàng vào máu nên chúng ta cứ tưởng là không hề gì, nhưng kỳ thực nó đang làm cho chúng ta u mê bạc nhược lúc nào không hay. Quên cả tình nghĩa, quên cả lòng tự trọng, quên cả nhân cách để chạy theo hư danh, chiếm đoạt cái này cái kia mưu lợi cho mình thì có khác chi là ta đang làm nô lệ cho nó. Tôi nói Được là vì họ rất muốn thế, vì họ có dám buông cái ghế của họ ra đâu, còn tìm cách giữ cho thật lâu để kiếm ăn tới già nữa đó. Tiếp tục đọc

Quà Noel

quanoel

Không chỉ là trẻ con
Mới biết mong Ông già Noel về trong mùa đông buốt giá
Vì ước mơ trên đời này, ai mà không có?
Những kẻ lầm than, khốn khó, mệt nhoài…
Cả những tâm hồn rách nát tả tơi
Ai cũng mơ được có ngày trở thành con trẻ
Như những ngày ấu thơ được sờ vú mẹ
Tuổi thơ lung linh nhè nhẹ mảnh hình hài
Hạnh phúc lớn dần qua từng tiếng à ơi
Đời kéo ta về trong gió lốc
Trong đê mê trong chập chờn quay quắt
Tiếng thời gian nức nở đến rợn rùng
Nhìn lại mình, tóc đã điểm sương
Thế mà vẫn mong được thành con trẻ Tiếp tục đọc

Lại thêm một lệnh cấm… hài hước

camhon Chúng ta lại vừa được nghe sắp có một lệnh cấm được ban hành…..

Không phải lệnh cấm kẻ vẽ linh tinh trên các bức tường ở thành phố. Không phải lệnh cấm vứt rác ra nơi công cộng. Không phải lệnh cấm tuỳ tiện lấn chiếm vỉa hè bán hàng. Không phải lệnh cấm các cô gái mặc ba mảnh diễn trên màn hình tivi trong giờ trẻ em còn thức. Không phải lệnh cấm tự do đổ rác và san lấp hồ nước… mà là lệnh cấm hôn nhau ở một số nơi công cộng như Vườn Bách thảo chẳng hạn.

Lúc đầu, tôi tưởng đó là chuyện của mấy ông bà rảnh việc ngồi tán gẫu bịa ra. Nhưng cuối cùng thì là sự thật mà một số tờ báo đã nói đến. Lúc đó, mới giật mình thất kinh không làm sao hiểu nổi cái lệnh cấm này.

Mấy năm nay, chúng ta phải chứng kiến một số quy định “quái dị” và cười ra nước mắt. Ví dụ như quy định xe máy số lẻ đi vào ngày lẻ hay xe máy số chẵn đi vào ngày chẵn. Rồi thì xe máy có số đăng ký ở địa phương khác không được vào Hà Nội. Ngày ấy, tôi đã nghĩ đến việc xin nghỉ hưu non vì tôi sống ở Hà Tây lại làm ở Hà Nội thì không biết đi làm bằng gì khi mà đi xe buýt thì suốt đời bị phê bình vì đến muộn về sớm. Tiếp tục đọc

Những nụ cười trên net

nucuoi Đóng blog lại
nhưng tôi vẫn ngồi đây
nhìn đời
bằng cặp mắt lạnh lùng như Arnold trong Terminator
sau cặp kính đen của một rôbôt hủy diệt
Muốn quên đi cuộc đời thật
cần phải đeo kính đen
để thấy chung quanh
màu xám
u ám
và lạnh băng
để tư duy ai nấy nhuộm một màu hồng
như các chủ ông muốn thế
Nhưng cuộc đời lắm dâu bể
chông chênh qua lại như bàn tay
lật sang bên này
rồi úp sang phía khác
Tư tưởng con người lúc nào cũng muốn vươn lên phía trước
Cho tôi, cho anh nhoẻn miệng cười nhìn nhau
để yêu thương có chỗ tô màu
bằng những ký tự viết tắt trên bàn phím
chỉ là những dấu chấm
và những chữ D in hoa
thành bao nụ cười đơn giản nhưng hiền hòa
để mỗi lần gặp mặt
nhà này nhà khác
thấy ấm lên tình người
như những đóa hoa tươi
chia cho nhau yêu thương và hạnh phúc
Chúng ta nào có muốn làm tổn thương đất nước?
hay chống báng vùi dập khiêu khích ai đâu?
Chúng ta chỉ tìm đến nhau
trên không gian mạng lạnh lùng vô cảm
nhưng chúng ta đã biết cách làm net bừng lên hơi ấm
sẻ chia tình người
tình đời
và lắm chuyện tào lao cho cuộc đời thêm tươi nở
Cho cô em gái quên đi nỗi đau hôm qua bị tình phụ
Cho lão ông quên đi mình đang già
Để cuộc đời hát ca
bằng chính blog
Thế mà sao khó quá
Lỗi ngõ đi về bít trước chận sau
xem chúng ta như kiến như sâu
muốn là vung tay phong tỏa
Chúng ta đâu phải là đàn cừu chỉ biết gặm cỏ
chỉ biết cúi đầu
cho những phú ông xua gom vào nhau
để dễ bề sai khiến…
Thế nên cho dù tự do đang thiếu thốn
Tôi và bạn vẫn nhoẻn miệng cười
bẵng những dấu hai chấm và chữ D khắp nơi
Để xóm làng có thêm được tiếng cười trong trẻo
Để cô em gái quên đi sầu não
ngước mặt nhìn đời
bằng trái tim tươi vui
trên đường trần gai góc nhọc mệt
Vì nếu muốn thấy cuộc đời thật
e rằng phải gỡ cặp kính đen ra
sẽ thấy quanh ta
biết bao niềm đau và nước mắt
những bất công tha hóa và đói rách
đang diễn ra từng ngày
trong cuộc đời bạn, trong cuộc đời tôi
những Lục Vân Tiên thu mình lại trong nôi
chẳng dám làm việc nghĩa
vì người ta đang đem chân lý
ra làm trò cười
những người mẹ ấm ức chỉ biết ngậm môi
cho khỏi trào nước mắt
những blogger yêu chuộng sự thật
chỉ biết đóng blog mình
trên không gian net lạnh tanh
như một lời trăn trối
Thôi thì hãy cầm đôi kính lại
đeo lên mắt mình
để quên đi những gì vừa thấy chung quanh
Cho tâm trí nhẹ nhàng hơn một chút
nhón tay gõ vài phím lóc cóc
gởi đến kẻ này người kia
những dấu hai chấm và chữ D
như những nụ cười trên net
Cũng là một cách viết
bằng tấm lòng
hòa trộn với yêu thương
Thế cũng là quá đủ.

Đòi hay không đòi khi yêu?

Có một câu hỏi tôi thường xuyên phải nghe kể từ ngày tôi có bạn gái: “Mày với bạn mày có gì chưa vậy?”.
Là đàn ông thì phải đi con đường của mình. Có bản lĩnh vượt qua những tác động bên ngoài để sống đúng, sống đẹp mới chứng tỏ mình là đàn ông thật sự!

rosepaint13 Phải công nhận “chuyện ấy” hấp dẫn đến mức chỉ xét trên phương diện từ ngữ thôi đã có quá nhiều cách nói: đòi, muốn, làm, đi quá giới hạn, ăn cơm trước kẻng… Ví von như thế để thấy rằng xã hội đang có nhiều cách nhìn khác nhau về chuyện này. Đòi hay không đòi, cho hay không cho đấy là quan niệm cá nhân, là khả năng chịu trách nhiệm của từng người. Do đó, kết quả hay hậu quả cũng là từ chính hành động của cá nhân ấy.

Riêng với tôi, bạn hỏi tôi: “Có đòi bạn gái mày không?”. Xin thưa là không. Bạn hỏi tiếp: “Có bao giờ muốn đòi không?”. Cũng xin thưa là… có.

Tôi nghĩ đó là chuyện hết sức tự nhiên trong tình yêu. Khi có cảm tình với nhau người ta sẽ muốn nắm tay nhau. Khi đã cảm nhận được sự ấm áp của bàn tay rồi người ta lại muốn ôm nhau. Khi ôm nhau, khi hai ánh mắt giao cảm sát nhau, điều tất yếu là sẽ hôn nhau. Nghĩa là những người yêu nhau lúc nào cũng có một mong muốn được gắn bó, được sưởi ấm cho nhau… nên nhu cầu về “chuyện ấy” là hết sức tự nhiên. Nhất là đàn ông, tò mò và chiếm hữu là hai bản tính nổi trội. Xúc cảm tình yêu, vì vậy, như một dòng nước mải mê chảy nhưng có những loại hình dòng chảy khác nhau. Có dòng nước chảy quá mạnh đụng vào bờ thì… tức nước vỡ bờ, lại có bờ quá vững thì dòng nước mạnh đành… chảy đường khác, nhưng cũng có dòng nước vốn đã chảy yên bình, vừa phải ngay từ đầu thì sao?

Bạn sẽ hỏi tôi: “Nếu bản thân đã muốn như thế sao không thử đòi đi?”.

À, lý do để không đòi với riêng tôi thì có nhiều lắm. Nhưng đáng nể nhất chính là giao kèo của bạn gái từ buổi đầu yêu nhau: “Em nói trước, yêu nhau thì yêu đàng hoàng, anh mà đòi chuyện kia là em chia tay ngay đấy!”. Không biết đây có phải là cẩm nang mà các nàng chuyền tay nhau không, nhưng tôi thấy câu này là một “ổ khóa” khá hữu hiệu. Mỗi lần nghĩ đến chuyện đòi là tôi lại sợ cái canh bạc được ăn cả ngã về không này lắm. Mà yêu tới mức này thì khó dám làm liều rồi!

Ví von chuyện này như dòng nước thì câu nói của bạn gái như là cái đập ngăn nước chảy. Nhưng để có được tốc độ chảy hiền hòa như vậy thì phải nhắc đến ba tôi. Bài học lớn nhất ở tuổi dậy thì của tôi chính là do người cha kính yêu của tôi dạy. Năm đó tôi bước vào tuổi dậy thì với những tò mò giới tính (cũng không bỡ ngỡ lắm vì sách báo đã bắt đầu nói nhiều rồi).

Lần đó tôi đem về nhà một quyển “truyện đen” do các anh trong xóm “lưu hành nội bộ”. Vô tình ba biết được nhưng không hề la rầy tôi. Ba chở tôi ra quán nước và nói chuyện với tôi như hai người bạn thật sự. Tôi nhớ ba đã chia sẻ với tôi rất nhiều, về tuổi dậy thì của ba, về những sai lầm của ba hồi đó, về cách tôi tự chăm sóc bản thân mình và về chuyện đó nữa. Nhưng cái mà tôi ghi khắc sâu nhất chính là thái độ trân trọng phụ nữ của ba: “Phụ nữ họ chịu nhiều thiệt thòi hơn chúng ta, như con thấy mẹ con tần tảo đó. Vì vậy con phải biết thương yêu và trân trọng họ, không được làm gì có lỗi với họ. Khó có ai chấp nhận một người con gái không còn trong trắng về làm dâu, làm vợ. Do đó, sau này lớn con phải biết giữ gìn tình yêu của con. Bởi tình yêu trước hết là sự tôn trọng, con trai à!”…

Tôi cũng phải nhắc đến những người bạn xung quanh mình. Thái độ, quan điểm của các bạn về chuyện này cũng đã giúp tôi vượt qua những lần ham muốn. Tôi biết có nhiều bạn nam “đòi” người yêu vì bạn bè xung quanh ai cũng… làm rồi. Những câu khoe khoang, những “thành tích” (không được ghi vào sơ yếu lý lịch), những lời “khích tướng”… gây tác động rất lớn đến tự ái nam nhi.

Quay lại nhóm bạn của tôi, rất may họ cũng thuộc dạng “cổ điển”. Như quan niệm hài hước của một cậu bạn: “Phim hay về cuối”. Mỗi lần nhắc đến vấn đề này, cả bọn đều thống nhất “của để dành” cho một lễ cưới đúng nghĩa. Tất nhiên chúng tôi cũng hay bàn về “phe ta, phe địch” nhưng những lời “khích tướng”, những rủ rê “ngoài luồng” đều bị cho ra khỏi vùng phủ sóng. Chính những suy nghĩ tích cực và tình yêu trong sáng của các bạn đã làm tôi không cảm thấy lẻ loi vì quan niệm “cổ hủ” của mình.

Đòi hay không đòi? – Thật sự đó không phải là vấn đề sống còn của đàn ông trong thời đại ngày nay. Vấn đề quan trọng nhất là phải sống có trách nhiệm, cho mình, cho người yêu, cho gia đình và xã hội. Ham muốn thì ai cũng có, nhưng có bản lĩnh để vượt qua nó, để giữ cho nhau sống đẹp là điều không phải người đàn ông nào cũng làm được. Nhưng không lẽ lại chịu bó tay?

LÊ HỮU
(copy từ Tuổi Trẻ Online)

Những bức tường

buctuong Cuộc đời con người quả thật có lắm bức tường phải vượt qua, và không phải lúc nào mình cũng đủ bản lãnh và cơ hội để vượt qua được. Nhân mấy ngày nay tìm đến một vài trang web cũ định xem thì thấy bị tường lửa chặn lại nên đâm ra ý muốn viết đôi dòng về đề tài bức tường này, tất nhiên không chỉ là tường lửa trên net thôi mà còn vô số bức tường khác hiện hữu trong đời, có bức tường như rào cản thách thức ta vượt qua để chiến thắng, để khẳng định mình, nhưng cũng có một số bức tường như những vật cản cần thiết giúp ta nhìn lại mình, dừng lại đúng lúc để khỏi sa chân vào cạm bẫy cuộc đời đang giăng mắc tứ phía là vậy.
Internet là kho kiến thức vô tận của nhân loại và nhờ nó mà chúng ta được nối kết chia sẻ với nhau, học hỏi cùng nhau và vui buồn có nhau. Không dễ gì trên đời này có môi trường nào thân thiện và đáng quý như thế đâu, thế mà thỉnh thoảng trang này bị chặn, trang kia bị chặn. Đối với những kẻ tay mơ chỉ biết vào Internet thỏa mãn nhục dục bằng những trang web đen hoặc vào net để sát phạt nhau trên những trò chơi đỏ đen thì không nói làm gì, kiến thức tin học của họ có những khoảng trống nhất định vì sự sa đọa thành thói quen nên tư duy sinh ra lú lẫn, việc dùng tường lửa chặn thì họ chịu ngay, nhưng đối với sinh viên học sinh và những thành phần trí thức khác, việc giăng tường lửa để chặn chỉ là trò trẻ con, vì những người này có thể vượt một cách dễ dàng chỉ bằng vài cú click chuột. Đành rằng việc theo dõi và quản lý tư tưởng con người là chuyện của những người quản lý, nhưng ăn lương nhà nước mà làm những chuyện vô bổ như thế tôi thấy thật là tiếc, vì chặn người ta cũng vào được thì chặn làm gì cho nhọc công? Hãy để thời gian làm những chuyện khác có ích hơn là giăng hàng rào ngăn cản sự tiếp thu kiến thức của con người. Vô tình lợi bất cập hại, trước nay ít người biết cách vượt tường lửa thì ngày nay hầu như toàn thể cộng đồng net ai cũng biết, đối với nhà quản lý thì rõ ràng việc này chẳng lợi tí nào rồi. Điều cần chặn đó là những trang web đen đến tởm lợm đầy dẫy trên net, nếu như chặn được thì chắc chắn xã hội sẽ bớt đi những tên ham tìm thú vui nhục dục trên mạng, trẻ em cũng khó bị sa chân vào đó. Thế có phải tốt hơn không?
Vậy đấy, tường lửa thì đâu có gì khó để vượt qua, nhưng còn biết bao nhiêu bức tường khác trong đời nữa? Những bức tường danh vọng hão huyền giăng trước mặt ta vô cùng hấp dẫn và cám dỗ, khiến không ít người quên đi ý thức đạo đức, cắm đầu lao vào vui chơi nịnh bợ sếp, gái gú em út cùng sếp để tìm cách thăng quan tiến chức, moi của bên này moi tiền bên kia, nịnh trên đạp dưới để quyết bằng mọi cách giành lấy một cái ghế nào đó. Sau khi vượt qua được tường cản để giành ghế, chắc chắn đương sự sẽ bòn rút của công hoặc của dân nghèo mà thu gom lại để bù vào túi mình một cách trơ trẽn. Chuyện này xảy ra như cơm bữa và những bức tường như thế này thường dễ vượt, vì đồng tiền có sức mạnh ghê hồn có thể đánh bạt mọi thứ.
Nhưng giá như có những bức tường dựng bằng những viên gạch chân chính thì hay biết mấy nhỉ? Không ít người trong đời chỉ vì một chút men say mà sa chân vào tội lỗi, ấy là tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tội lỗi của riêng mình thôi, chứ không nói đến biết bao tội lỗi trên đời nhan nhản trong xã hội, thứ tội lỗi riêng này có thể hủy hoại danh dự và niềm tin yêu của ta và gia đình ta. Vì thế nên tôi đề cập đến những bức tường đích thực là lửa này để chặn ta lại khi cần thiết, để ngăn ta hãy trở lại với những gì ta gọi là nhân cách, là phẩm giá, là danh dự… Cách đây cũng khá lâu, tôi bị bạn bè dụ khị đưa vào ánh đèn mờ của thế giới về đêm, biết rằng bạn bè chỉ vui thôi chứ không phải muốn tôi bị gạt và ép tôi làm những gì không thích, nhưng khi nhìn thấy một cô gái sà vào bên mình khi vừa ngồi xuống, tôi rùng mình, chẳng phải mình đạo đức gì lắm đâu, nhưng nhìn cô, tôi nghĩ đến con gái mình nên lặng cả người đi, quả thật bức tường luân lý đã xây lên kịp thời để cho tôi khỏi sa chân vào cạm bẫy, tôi nhẹ nhàng từ chối và chỉ mời cô uống nước như hai người bạn, có người cho là hâm, có người cho là đạo đức giả, nhưng quả thực nhờ bức tường đó mà tôi dám nhìn thẳng vào mặt vợ tôi với một nụ cười chân thật, dám nhìn thẳng vào mắt con tôi để dạy cho chúng biết thế nào là sự trung thực và chân chính là vậy.
Thế đấy, giá như trên đời có những bức tường ngăn ta lại trong lúc cuồng say, chặn ta lại lúc ta tham lam, cho ta tựa vào những khi ta thất vọng, chặn đứng ta trước sự xằng quấy và vô luân thì hay biết bao nhiêu. Hoặc giả như có những bức tường kiến thức sừng sững trước mặt như thách thức ta biết học hỏi mà vượt qua, những bức tường luân lý và đạo đức giúp ta vượt qua để vươn đến những giá trị nhân bản… Có được những bức tường như thế thì hay ho biết bao nhiêu, hơn là những bức tường lửa trẻ con chỉ tổ phí thời gian vô ích. Tuy vậy, tường nào cũng có thể vượt được và cũng có thể chặn ta lại được. Vượt hay chặn đó là ý thức từ chính nơi ta thôi.

Bớt một ít – đó là Văn Hoá!

tinhvat42Nói về văn hóa thì chẳng có bao giờ cạn, nhưng để có được văn hóa thì thực sự chẳng cần phải cậy nhờ đến kiến thức hoặc các tư tưởng cao siêu gì, chỉ cần thực hành những việc rất nhỏ trong cuộc sống thôi cũng đã là quá đủ, để con người có thêm nhân bản, có thêm cái tình trong cuộc sống. Bài viết dưới đây được copy từ blog của Hoàng Dược Sư nêu lên cho chúng ta những điều tưởng nhỏ nhưng rất bao la và rất chi là thú vị.

1/ Bớt xả rác một chút:

Cách đây vài năm, có một cô em gái con dì tôi ở Mỹ về. Cô ấy lúc đó khoảng 14-15 tuổi. Tôi chở cô ấy bằng xe gắn máy đi chơi, trên đường đi cô ấy ăn vặt một gói bánh, tôi thấy cô ấy cứ cầm mãi cái bao bì đã hết trên tay mà không quăng xuống đường cho rồi. Biết là dân nước ngoài người ta không có xả rác tầm bậy, nhưng tưởng là người ta không xả rác là tại vì ở nước sở tại người ta sẽ bị phạt nặng hoặc bị người khác chê cười. Bèn nói:
” Em nhìn đi, rác đầy ra đường đấy. Ở VN chứ có phải ở Mỹ đâu mà em sợ. Cảnh sát cũng đâu có phạt mình, cũng chẳng có ai chê cười mình đâu…”
Câu nói của cô ấy làm cho tôi nhớ hoài, cũng đã gần chục năm rồi mà vẫn như một bài học cho tôi:
” Nếu mình không xả rác thì trên đời này sẽ bớt được một người xả rác”
và bỏ cái bao bì đó vào túi quần cho đến khi về nhà và bỏ vào sọt rác. Dường như cô ấy đang cố làm gương để giáo dục cho một người sống trong một xã hội người người cũng quẳng rác ra đường.
Phải chăng chúng ta trông đợi những điều xa xôi, to lớn, nhưng cô gái nhỏ bé đó với một câu nói giản đơn nhưng mang một triết lý sâu xa về cuộc sống.
Chỉ cần bớt một người xả rác thôi thì nơi ta sống đã sạch được một chút rồi đó. Người đó chính là mỗi người trong chúng ta đó.

2/ Bớt gấp gáp một chút:

Đi ra đường, ta thấy ai cũng dường như rất vội vã. Phóng nhanh trên đường, lạng lách để đi nhanh hơn. Ta thấy các anh taxi phóng nhanh trên đường để dành nhau rước khách. Ta ngừng đèn đỏ, thấy có người cố gắng chạy lên vạch sơn để được đứng trơ trọi phía trước người khác. Phía sau ta là một chiếc xe buýt bóp còi inh ỏi đến khó chịu, người tài xế chỉ bóp thế thôi, dường như vô cảm với cảm giác của người ngồi trên xe, người dưới lòng đường, chỉ cốt sao cho người ta phải nhường đường cho mình (vì chịu không nổi lượng dB của tiếng còi). Kẹt xe, người sau cố lấn qua trái để đi, leo lên lề để đi , cuối cùng cũng kẹt cứng.
Chỉ bớt một người gấp gáp, biết nhường nhau một chút đường thì xã hội bớt bát nháo một chút.

3/ Bớt mãi lộ một chút:

Xe khách được quy định số chỗ ngồi. Nếu rước khách đúng chỗ thì nhà xe vẫn có lời. Nhưng phải rước thêm,càng nhiều càng tốt đến nỗi chen nhau như cá mòi. Vài chục ngàn một người thêm được vài trăm để làm gì?
– Để nộp tiền mãi lộ.
Mà tại sao phải nộp tiền mãi lộ? Vì chở quá số khách, bị phạt nhiều tiền hơn là đóng tiền mãi lộ.
Mà không dư khách cũng phải đóng tiền mãi lộ, vậy rước dư khách cho chắc ăn, nếu may ra thằng CSGT ưa đứng khúc này ông bà già nó chết mắc lo đám ma thì lời ra cả khúc.
Nếu nhà xe dũng cảm bớt rước khách dư, nếu các anh CA bớt ăn mãi lộ thì những hành khách ngồi xe sẽ thoải mái biết bao. Biết đâu chừng trong đó có một anh kỹ sư nào đó đầu óc thoải mái sẽ sáng chế ra một cái xe chạy bằng nước lã cho nhà xe ngày càng lời hơn thì sao.

4/Bớt lợi lộc cá nhân một chút:

Đường xá thênh thang, xe chạy bon bon. Ngó qua làn xe bên kia, thấy anh tài xế chạy ngược lại giơ ngón trỏ chỉ chỉ xuống đất, tài xế của mình bèn chạy chậm lại. Một dãy dài các xe nối đuôi nhau như rùa bò, biết là có trạm CSGT ở phía trước. Đường xá mới thông thoáng một phút trước đó, giờ như là đường kẹt xe trong nội thị. Hóa ra mấy anh CSGT góp phần làm rối loạn giao thông, không có mấy anh đường xá vắng hoe. Qua khỏi đoạn đó, các xe bắt đầu tăng tốc đến chóng mặt thót tim, để bù lại thời gian đã mất vì những người canh giữ pháp luật.
Bớt hạn chế tốc độ theo kiểu rùa bò được không? Đường xá sẽ đỡ hư hao, nhiên liệu không tiêu tốn nhiều, nước ta sẽ bớt phụ thuộc vào cái đám Trung Đông một chút, kệ cha thằng Mỹ đánh mấy chục thằng Iraq ta cũng chẳng sợ.
Nói đi cũng nói lại, mấy anh tài xế cũng chẳng vừa. Chỗ nào không có CSGT thì mấy ảnh chạy như ma đuổi, cho kịp quay đầu xe, làm thêm nhiều chuyến, bởi vì ông chủ khoán theo % doanh thu trên chuyến. Chủ thì muốn nhiều tiền, tài xế cũngmuốn nhiều tiền, tăng tốc, tăng tốc, tai nạn xảy ra.
Cũng chuyện xe khách, chủ thường khoán theo chuyến cho tài xế. Những chuyến đường dài cần phải đổi tài, nếu gọi thêm người thì mất công chia. Nhiều tài xế ôm trọn một mình, nhiều khi 3 ngày chỉ ngủ được vài tiếng, khi chạy xe phải có thùng nước đá kế bên, buồn ngủ thì đem chế lên đầu. Nhiều trường hợp xe khách tông nhau, tan thân nát thịt chỉ vì tài xế ngủ gục.
Bớt lợi nhuận một chút, coi trọng tính mạng con người một chút ông chủ và tài xế ơi.

Theo các bạn ớt một chút cái gì nữa cho xã hội ta ngày càng tươi đẹp hơn. Chúng ta cùng xây dựng nền văn hóa bớt một chút nhé!

(Copy từ blog của Hoàng Dược Sư)

Nothing is impossible

napoleonTôi đưa cái hình Napoleon Bonaparte này lên minh họa cho bài viết này như để nói lên cái ý chí tuyệt vời của ông, từ một tay trung úy quèn thế mà lên thành Hoàng Đế nước Pháp uy danh lừng lẫy. Cái thành ngữ Nothing is impossible này tôi thường hay bắt gặp nhiều nơi trên mạng. Tôi thích cái câu này lắm. Thích bởi vì nó như là một cái kim chỉ nam cho tôi biết mà phấn đấu với người, với đời… Thích bởi cái này phủ định cái kia một cách có chủ ý, để ta có thể vững chí mà thực hành những điều mình muốn. Tôi thì chẳng được học hành thứ gì cho ra hồn, nên luôn tự tâm niệm với mình rằng việc gì cũng phải cố gắng, việc gì cũng phải cố mà làm cho bằng được là thế. Do vậy mà mỗi lần mệt nhọc trong công việc, mỗi lần bí tới bí lui trong việc lập trình web cho khách hàng, tôi cứ như thằng điên, vợ ngồi một bên hỏi cũng chẳng nghe, đầu óc mãi miết hướng đến một mục tiêu nhất định: Phải tìm cho ra! Phải làm cho bằng được! Vì Nothing is impossible mà!

Người Mỹ họ có một cách giáo dục rất hay và thực tế. Không như ở ta vẫn còn lối nể nang sợ sệt hay như ở Bắc Triều Tiên chuyên chế gia đình trị hết cha rồi đến con, đến cháu thay nhau lãnh đạo, tôi nghe nói là ngay từ nhỏ, trẻ em Mỹ đã được cha mẹ giáo dục cho rằng: Con CÓ THỂ trở thành Tổng thống đấy! Phải cố gắng và quyết tâm lên! Cái ý tưởng này luôn ở trong đầu trẻ để chúng nhìn nhận và xác định mục tiêu sau này mà phấn đấu. Mỗi lần học kém, trẻ sẽ được khuyên bảo: Cố lên chứ! Muốn làm Tống thống thì phải học cho giỏi. Mỗi lần phạm lỗi như ăn cắp vặt chẳng hạn, trẻ sẽ được bảo Không được làm thế! Tống thống là phải ngay thẳng và trong sạch, vân vân và vân vân… Như vậy, từ CÓ THỂ ở đây chính cha mẹ không phải nói suông, mà cha mẹ muốn con mình phải tạo dựng một ý nghĩ quả cảm Nothing is impossible ngay từ lúc còn thơ bé, để quyết tâm, để đối diện với thử thách cuộc đời, cho dù hàng chục triệu đứa trẻ hôm nay chỉ có một đứa trẻ làm Tổng thống cho ngày mai. Tôi nghĩ cách giáo dục ấy là rất tốt. Điều chủ yếu muốn giáo dục trẻ ở đây không phải là Tổng Thống, nhưng làm Tổng thống chỉ là một cứu cánh để cho trẻ biết phấn đấu, biết tự lập xây dựng cuộc đời mà không cần phải dựa dẫm hay bợ đỡ ai là vậy.

Nothing is impossible! Thực vậy. Đời tôi lăn lóc nhiều, ngay từ thuở ấu thơ đã bị cái nghèo vùi dập, nhưng được hưởng sự yêu thương của gia đình nên tôi chẳng từ nan điều gì, cho nên tôi chẳng ngán ngại ai hay ngán ngại việc gì khó, thậm chí trong tình yêu cũng vậy, cũng Nothing is impossible luôn chứ chẳng ngán. Hehe… Điều chủ yếu là lòng thành thật và ý chí phấn đấu chứ đâu phải mặc cảm giàu nghèo. Nhưng đường công danh thì khác, tôi không được có điều kiện như các bạn trẻ bây giờ, vì cái thời của tôi nó tăm tối và bạt mạng do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan sau 1975, thế hệ chúng tôi khó mà ngóc đầu lên nổi bằng khả năng của mình vì những định kiến hẹp hòi và bao cấp thời ấy. Nhưng bây giờ nghĩ lại tôi cũng không buồn lắm đâu, vì đâu phải mỗi mình tôi mà còn rất nhiều người khác giỏi hơn tôi hằng trăm lần cũng phải chịu cảnh như vậy, cho nên ngày nay mỗi lần thấy bạn nào nhụt chí là tôi thấy lo buồn và tiếc rẻ lắm, cũng như thấy thằng nào dựa dẫm cha ông mà chen chân lên trên thì tôi căm ghét tột độ, muốn lấy chổi mà quét cho sạch ngay tắp lự. Song nói cho vui thế thôi, tôi có dùng hàng nghìn cái chổi thì cũng không đủ quét, vì không đủ gãi ngứa cho cái cơ thể vốn đã đầy dẫy những điều dở hơi và trái khoáy như thế rồi.

Chỉ biết tâm niệm riêng cho mình: Nothing is impossible! như là một câu khẩu hiệu in màu sơn đỏ chói trên đường đời của mình và của mỗi người, để sau này, biết đâu con ta, cháu ta, nó vẫn dũng cảm bảo rằng: Con muốn làm Tổng thống, con sẽ là Tổng thống! Chứ không phải như ông nội đâu! Lúc ấy tôi sẽ cười khà khà: Thời ông nội làm gì có Tổng thống? Chứ có thì ông nội cũng làm rồi… Hehe… Nói tếu cho vui vậy thôi, chứ bây giờ mình xin một chân quét rác trong phủ tổng thống chưa chắc đã được chứ đừng có lạc quan tếu thế. Vậy đó, đường đời trôi nổi gập ghềnh, việc gì cũng đã làm, cũng đã kinh qua, nhưng còn một thứ chưa có đó là… LÀM THINH! Chà, cái này khó quá! Miệng thì hay nói, lóc liếc thì hay ở ngay trước mặt mà bắt người ta làm thinh coi bộ khó ghê à nghen! Thôi thì đành phải LÀM BIẾNG vậy, có thế thì mới LÀM THINH được! Hihi…